Như chúng ta đều biết “Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai..." .
Như chúng ta đều biết “Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai..." . Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường, đó là ý kiến của GS.TS Lê Vân Trình - Chủ tịch Hội KHKT An toàn vệ sinh lao động VN cho biết tại hội thảo: Góp ý Hướng dẫn lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm của bộ, ngành và địa phương và Hướng dẫn Giám sát, đánh giá thực hiện các mục tiêu Phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức
Theo GS Trình, việc lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là cách tiếp cận tốt cho phép xây dựng chính sách bền vững một cách hiệu quả. Cách tiếp cận này bảo đảm việc phát triển bền vững đạt được song hành với quá trình tăng trưởng kinh tế. Cách tiếp cận này đòi hỏi quản lý nhà nước hiệu quả, sự phối hợp chính sách và thống nhất giữa các cơ quan chính phủ và các bên liên quan để thực sự hiểu rõ và quản trị hiệu quả mối tương tác giữa tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo và môi trường, đồng thời, bảo đảm các chính sách và kế hoạch được xây dựng và thực hiện sao cho kết quả của khía cạnh này không dẫn đến phải trả giá đắt cho khía cạnh khác.
Chính vì thế, việc chính phủ ban hành quyết định “Hướng dẫn lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm của bộ, ngành và địa phương” là rất cần thiết trong giai đoạn phát triển hiện nay, GS Trình cho biết.
Tuy nhiên, theo GS Trình để bản hướng dẫn này đi vào hiện thực cuộc sống, còn một số điểm thực tế mà bản hướng dẫn chưa đề cập tới trong các yêu cầu và các bước thực hiện.
Cho tới nay, dường như vấn đề phát triển bền vững với 2 thành tố chủ đạo là môi trường và con người còn đứng tách biệt trong khuôn khổ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của bộ, ngành và địa phương hiện nay. Sự tương tác giữa hai yếu tố này vẫn chưa được thể hiện rõ trong các chương trình và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội do hai vấn đề này thuộc thẩm quyền quản lí nhà nước của các bộ khác nhau và các nhà hoạch định chính sách chưa thực sự lồng ghép hai yếu tố này trong quá trình xây dựng kế hoạch. Hiện tại, các bên tham gia quá trình xây dựng kế hoạch kinh tế - xã hội vẫn chưa thể hiện rõ mối liên hệ qua lại giữa phát triển bền vững và chưa làm rõ mối liên hệ này trong quá trình xây dựng kế hoạch cũng như chính sách phát triển bền vững và bản hướng dẫn cũng chưa làm rõ vấn đề này.
Ví dụ, trong lĩnh vực môi trường: chỉ riêng về phát triển kinh tế biển và Hải đảo chúng ta đã thấy sự phức tạp và chồng chéo giữa nhiều cơ quan trung ương và địa phương. Chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, hải đảo do Bộ TNMT đảm trách, còn từng lĩnh vực giao cho các bộ, ngành khác (Bộ NNPTNT quản lý lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thủy sản; Bộ Công thương quản lý khai thác dầu khí; Bộ Thông tin TT quản lý hoạt động khai thác lòng đất dưới đáy biển để lắp đặt cáp viễn thông; Bộ Văn hóa, TTT,DL quản lý về khai thác du lịch; Bộ GTVT quản lý về giao thông vận tải biển; Bộ Xây dựng quản lý khai thác vật liệu xây dựng, Bộ Ngoại giao là cơ quan quản lý về ngoại giao và biên giới lãnh thổ quốc gia,. ) Các bộ, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ TNMT trong việc thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước về biển, hải đảo. Tuy nhiên, phương thức và biện pháp phối hợp trong nội bộ hệ thống các cơ quan nhà nước của trung ương và địa phương là chưa rõ và ít được được hiện trong hướng dẫn lồng ghép.
Bên cạnh đó, vấn đề phân công, phân cấp trong quản lý nhà nước về môi trường cònchưa hợp lý, chức năng nhiệm vụ của các cơ quan bị chồng chéo hoặc bỏ trống nhiệm vụ;nhiều quy định của pháp luật còn thiếu tính khả thi. Ví dụ như Luật Bảo vệ môi trường (2015) tuy đã quy định một chương về bảo vệ môi trường biển và hải đảo nhưng mới chỉ mangtính nguyên tắc, chưa cụ thể và không phù hợp với tính đặc thù của lĩnh vực biển như: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa...vì Luật mới quy định về quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ, gồm vùng biển ven bờ và vùng đất ven biển) nên rất khóđể tổ chức thực hiện. Cho đến nay chưa có một văn bản quy định chi tiết nào được ban hành để triển khai thực hiện công tác này, vì thế việc lồng ghép sẽ không đơn giản.
TS Phan Tùng Mậu – Phó chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam phát biểu tại hội thảo Góp ý Hướng dẫn lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm của bộ, ngành và địa phương và Hướng dẫn Giám sát, đánh giá thực hiện các mục tiêu Phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030
Từ đó dẫn đến công tác quản lý nhà nước về khai thác nguyên biển theo cơ chế quản lý ngành, gây ra chồng chéo, xé lẻ chức năng, nhiệm vụ, hiệu lực và hiệu quả quản lý thấp, không bảo đảm phát triển bền vững. Phương thức quản lý này bộc lộ nhiều hạn chế:làm gia tăng mâu thuẫn lợi ích và tranh chấp không gian trong phát triển ở cùng một vùng biển, thường tập trung vào các mục tiêu ngắn hạn, ít chú trọng đến bảo vệ tài nguyên và môi trường dài hạn, hiệu quả thu được nhỏ lẻ, phân tán nguồn lực và đầu tư công, v.v.gây khó khăn cho việc triển khai lồng ghép.
Còn trong lĩnh vực y tế, liên quan đến con người, với việc PTBV lấy nhân tố con người làm vai trò chủ thể, đã triển khai khá nhiều chiến lược như: Chiến lược quốc gia về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030, Chiến lược Dân số Việt Nam. Tuy nhiên, trong từng lĩnh vực, lại có các chiến lược riêng như Chiến lược quốc gia về phát triển ngành dược giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Chiến lược về Chăm sóc sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và một số chiến lược khác. Như vậy, việc ban hành các chiến lược trên dẫn đến chồng chéo về mục tiêu, giải pháp và làm cho việc triển khai thực hiện bị phân tán.
Bên cạnh đó, về quy hoạch, về Quy hoạch, ngành y tế đã có Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 nhưng sau đó lại có thêm quy hoạch khác như Quy hoạch phát triển 5 bệnh viện tuyến Trung ương… dẫn đến tính thống nhất của hệ thống quy hoạch bị thay đổi. Mặt khác, một số địa phương cũng không tuân thủ đúng quy hoạch này làm cho quy hoạch bị ảnh hưởng.
Nhiều chính sách như chiến lược phát triển bền vững, chiến lược tăng trưởng xanh và chiến lược về ứng phó biến đổi khí hậu đã được ban hành, phần nào hỗ trợ lồng ghép yếu tố bền vững trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này cũng dẫn đến những chồng chéo nhất định và từ đó làm dàn trải nguồn lực và những nỗ lực dành để đạt cùng mục tiêu đặt ra. Hơn nữa, thường mỗi chính sách lớn hay liên ngành được ban hành đều đi đôi với việc lập ra một Hội đồng hoặc Ban chỉ đạo, trong khi đó sự phối hợp hành động giữa các hội đồng hoặc ban này lại hạn chế. Thực trạng này dẫn đến thiếu thống nhất hành động giữa các chương trình, chính sách tương tự nhau, sử dụng kém hiệu quả nguồn vốn ngân sách dành để thực thi các chương trình và chính sách phát triển bền vững.
Tuy nhiên, để việc lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của bộ, ngành và địa phương được hiệu quả, tránh chỉ dừng lại ở văn bản, theo GS Trình trước tiên cần hướng dẫn chi tiết để thực hiện, như xây dựng các bước với hướng dẫn chi tiết hơn nữa cách thức gắn kết phát triển bền vững vào quá trình xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cũng như lập kế hoạch ngân sách ở cấp trung ương cũng như cấp ngành và địa phương. Hiện tại, ở cấp trung ương, vấn đề phát triển bền vững chỉ được lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội thông qua việc đưa các chỉ số liên quan tới nghèo và môi trường vào quá trình lập kế hoạch. Vấn đề trọng tâm là bảo đảm quá trình minh bạch, và sự tham gia và phối hợp của các bộ ngành và các bên liên quan. Cần hướng dẫn cụ thể cho các địa phương và ngành và đảm bảo kế hoạch các cấp đóng góp vào việc hiện thực hóa mục tiêu quốc gia. Hướng dẫn thực hiện cần phải nắm bắt cách thức làm sao cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.
Tiếp đến là tăng cường phối hợp: Với thể chế hiện hành, để thực hiện lồng ghép bền vững một cách thấu đáo thì cần có hướng dẫn cụ thể để có sự phối hợp tốt giữa các cơ quan chính phủ có liên quan, nhất là giữa các bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các bộ chuyên ngành, đặc biệt là phối hợp giữa bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và các địa phương. Sự phối kết hợp này là hết sức cần thiết để đảm bảo sự nhất quán giữa quá trình lập kế hoạch ở cấp ngành và địa phương với cấp quốc gia, và bảo đảm để các hoạt động kế hoạch gắn với huy động nguồn lực. Sự phối hợp giữa các Ủy ban, Hội đồng quốc gia, Văn phòng quốc gia cũng rất cần được duy trì tốt như Ủy ban quốc gia về biến đổi khí hậu, Ban điều phối liên ngành thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh, Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững và năng lực cạnh tran và giữa các cơ quan này với Bộ Kế hoạch đầu tư (cơ quan chuyên trách về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội quốc gia). Sự phối hợp giữa các Bộ LĐTBXHvà TNMT cũng cần chặt chẽ để cải thiện mối liên hệ giữa dịch vụ sinh thái, vốn tài nguyên và giảm nghèo trong quá trình lồng ghép các mục tiêu bền vững.
Thứ ba là phát triển năng lực: Phát triển năng lực cần tập trung vào các phương pháp để cân bằng các mục tiêu phát triển bền vững, tăng trưởng kinh tế cũng như chuyển đổi và công bố các chính sách bền vững quốc gia và thực hiện trên thực tiễn ở cấp bộ ngành và địa phương. Hiện tại, đang có sự khác biệt giữa quốc tế và năng lực trong nước về đánh giá bền vững. Nhiều phương thức, cách thức và chỉ tiêu đánh giá của nước ngoài chưa phù hợp với điều kiện Việt Nam. Một số chuyên viên Bộ, ngành, địa phương còn phân tích chỉ tiêu một cách tùy tiện nên không phản ánh đúng thực tế.
Thứ 4 là huy động nguồn vốn: Các mục tiêu lồng ghép sẽ không thể thực hiện nếu thiếu nguồn lực cho nó. Vì vậy, trong hướng dẫn phải nêu việc bảo đảm lập kế hoạch lồng ghép phát triển bền vững với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội đi đôi với kế hoạch ngân sách. Về vấn đề này, Bộ Kê hoạch và đầu tư và Bộ Tài chính giữ vai trò quan trọng trong quá trình lồng ghép bền vững vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội. Bên cạnh nguồn lực từ nhà nước và vốn ODA, việc huy động nguồn lực của khu vực tư nhân cho lồng ghép phát triển bền vững với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội cũng rất quan trọng. Để huy động được các nguồn này, chính phủ cần tạo ra những chính sách khuyến khích phù hợp. ví dụ như chính sách về thuế, hỗ trợ, thưởng phạt, ...
- Trí thức khoa học và tiếng nói phản biện (06/04/2022)
- Ông Phan Xuân Dũng làm Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (25/12/2020)
- Đại hội Hội Nhà báo tỉnh lần thứ VI (23/06/2020)
- Tăng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi (23/06/2020)
- Khai báo y tế trách nhiệm của mỗi công dân (13/03/2020)
- Góp ý dự thảo Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030 (06/03/2020)
- Hội thảo góp ý Hướng dẫn lồng ghép vào mục tiêu phát triển bền vững (18/11/2019)
- Nên chăng một câu lạc bộ hoạt động phản biện xã hội được ra đời? (29/07/2019)