Cao Thọ Hoàng Long, Phạm Quỳnh Như lớp 9A6 trường THCS Hắc Dịch, tỉnh BR-VT đã nghiên cứu và sáng tạo “Ibot-robot quản lý nhà ở”. Thiết bị này cho phép người dùng tương tác trực tiếp với robot qua màn hình cảm ứng trên smartphone, robot sẽ tự chuyển động và điều khiển bật, tắt các thiết bị điện. Ngoài ra, thiết bị còn có thể giúp phát hiện hỏa hoạn hoặc rò rỉ khí gas và thông báo đến chủ nhà qua tin nhắn SMS.
Hoàng Long chia sẻ: Nhóm mất hơn 1 năm để nghiên cứu, tìm kiếm các thiết bị và tiến hành lắp ráp, cài đặt, viết lệnh điều khiển phần mềm “IBOT - ROBOT quản lý nhà ở”. Việc áp dụng đề tài đã góp phần tạo ra được thiết bị có thể tương tác trực tiếp với người dùng, báo động khi rò rĩ khí gas, cháy nổ, có người đột nhập cũng như báo động những trường hợp khẩn cấp giúp giảm tối thiểu những rủi ro về người và của.
Đầu tiên người dùng cung cấp số điện thoại và email liên lạc cho Ibot. Ngoài ra, để hoạt động sản phẩm cần được kết nối mạng Internet. Người dùng có thể sử dụng wifi trong gia đình hoặc lắp đặt mạng riêng cho robot để hiệu quả sử dụng được tối ưu hơn.
Sản phẩm có 4 chức năng: Khả năng tương tác bằng giọng nói; Nhận biết và cảnh báo; Hệ thống an ninh nhà ở; Tính năng cảnh báo tình huống khẩn cấp.
Khả năng tương tác bằng giọng nói: Sản phẩm có thể được điều khiển từ xa thông qua mạng Internet (IoT). Nhờ một phần mềm sử dụng trên smartphone, chỉ cần ra lệnh, conngười có thể điều khiển robot chuyển động linh hoạt và điều khiển bật tắt các thiết bị điện 220V. Như vậy sẽ rất tiện lợi cho những người dùng thường xuyên bận rộn với công việc. Đặc biệt, nhờ việc tương tác qua giọng nói, quá trình giao và thực hiện công việc của người và robot diễn ra nhanh gọn và hiện đại, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người. Ví dụ: Khi chúng ta đang bận việc và nhớ ra mình chưa tắt đèn trong phòng thì có thể sử dụng điện thoại để nói câu lệnh, lập tức robot sẽ nhận lệnh và thực hiện.
Nhận biết và cảnh báo: hoạt động của các bộ cảm biến, khi nhà ở xảy ra hỏa hoạn hoặc rò rĩ khí gas, robot có thể nhận biết được những sự cố ấy và thông báo trực tiếp tại hiện trường, sau đó sẽ gửi lời cảnh báo đến người chủ thông qua cuộc gọi và tin nhắn SMS, đồng thời sẽ chụp ảnh hiện trường và gửi đến người dùng thông qua hộp thư điện tử. Nhờ vậy, chủ nhà có thể kịp thời nhận biết và đưa ra phương án xử lí tốt nhất, giảm thiểu tối đa thiệt hại có thể xảy ra.
Hệ thống an ninh nhà ở: Robot Ibot có khả năng chống trộm. Với hoạt động của camera IP, ngay cả khi vắng nhà người dùng cũng có thể quan sát nhà ở của mình mọi lúc mọi nơi chỉ cần có kết nối wifi, từ đó có thể nhận biết và đưa ra hướng giải quyết tốt nhất cho các tình huống bất ngờ. Ngoài ra, robot còn có thể nhận biết được khi có kẻ lạ đột nhập và sẽ gửi lời cảnh báo đến người dùng qua tin nhắn SMS và cuộc gọi khẩn cấp, đồng thời chụp ảnh hiện trường và gửi đến người dùng thông qua hộp thư điện tử.
Tính năng cảnh báo tình huống khẩn cấp: Tính năng được vận hành như sau: chỉ cần chạm tay nhẹ lên nút SOS trên đầu robot hoặc trên vòng đeo tay SOS thì ngay lập tức sẽ có tín hiệu khẩn cấp được gửi đến người dùng, cũng thông qua tin nhắn SMS và cuộc gọi. Chức năng này được ứng dụng cho các trường hợp trẻ em hoặc người già ở nhà mà không có sự theo dõi của người lớn. Khi ở em có thể thông qua nút lệnh SOS để thông báo với người lớn khi vắng nhà.nhà xảy ra những trường hợp khẩn cấp mà không tự giải quyết được, người già và trẻ
Chia sẻ về những dự định trong thời gian tới, đôi bạn cho biết sẽ tiếp tục cải tiến IBOT thông minh hơn nữa nhằm đáp ứng tối ưu các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống ngày nay. “Chúng em sẽ nâng cấp để rô-bốt có thể xử lý hình ảnh và nhận diện khuôn mặt, từ đó nhận biết ai là chủ, ai là người lạ. Đồng thời cải tiến rô-bốt để nó hoàn toàn tự động tuần tra, giám sát các phạm vi trong căn nhà”,Quỳnh Như chia sẻ.
Thành tích đạt được trong năm 2018, giải Nhất Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh BR-VT và giải Khuyến khích Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng Toàn quốc . Đồng thời sản phẩm đoạt giải Nhì Hội thi “Tin học trẻ” toàn quốc tổ chức tại tỉnh BR-VT.
- Tôn vinh 106 trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2022 (24/05/2022)
- Nhà giáo Nhân dân Lê Mậu Hãn - Tấm gương khoa học, sư phạm mẫu mực, một nhân cách đáng kính trọng (27/01/2022)
- Gặp gỡ cô học trò nhiều ý tưởng sáng tạo (03/11/2021)
- Hồ Viết Vẻ người lan tỏa phong trào thi đua “Lao động sáng tạo” (24/03/2020)
- Người đầu tiên tìm ra thuốc điều trị bệnh phong là một nhà khoa học nữ (24/03/2020)
- Người nông dân có nhiều sáng kiến trong sản xuất (24/02/2020)
- Nguyễn Xuân Quang "cây sáng kiến" của Vietsovpetro (18/02/2020)
- Xe đa hướng một ý tưởng sáng tạo (18/02/2020)