hotline
Việt Nam ngày mới
Thống kê lượt truy cập
Tổng số lượng truy cập:
473577
Số người online:
7
Website liên kết
Tấm gương KHCN
Người nông dân có nhiều sáng kiến trong sản xuất
24/02/2020
Chỉ là một người làm nông thuần túy, nhưng anh Trần Văn Bột (ở ấp Bắc 3, xã Hòa Long, TP.Bà Rịa) làm xóm giềng ngạc nhiên khi anh liên tục chế ra nhiều vật dụng như máy đào kéo đất, bánh lồng vét rãnh, cào và máng chuyển đất, bép phun sương tự động… để giảm bớt sức người trong lao động sản xuất.

Chỉ là một người làm nông thuần túy, nhưng anh Trần Văn Bột (ở ấp Bắc 3, xã Hòa Long, TP.Bà Rịa) làm xóm giềng ngạc nhiên khi anh liên tục chế ra nhiều vật dụng như máy đào kéo đất, bánh lồng vét rãnh, cào và máng chuyển đất, bép phun sương tự động… để giảm bớt sức người trong lao động sản xuất.

 
tranvanbot.jpg
Anh Trần Văn Bột đang cào đất từ nơi cao xuống chỗ trũng bằng chiếc máy do anh tự chế.
 

Trong cái nắng nóng cháy da của buổi trưa cuối tháng 4, anh Bột cùng vợ con thoăn thoắt cắt, bó các loại rau, cải, mồng tơi, rau thơm cho kịp thương lái đến lấy hàng lúc 6 giờ chiều, mỗi ngày vào khoảng 3-5 tạ rau.

 

Anh Bột kể, anh từ phường Kim Dinh chuyển về Hòa Long năm 2008, mua được 5 công đất để trồng hoa màu và cây ăn trái. Ban đầu, anh dùng một cái cày bằng sắt, kéo bằng sức người làm thành từng luống. Cứ gieo trồng trên 1.000m2 đất thành phẩm thì phải mất từ 10 - 15 công lao động. Sau đó, anh chắt bóp mua được 1 máy cày tay (loại nhỏ đã qua sử dụng) 10 triệu đồng, để xới tơi đất thay vì dùng sức người kéo tay. Rồi anh còn chế ra bép (ống) phun sương tự động, bánh lồng vét rãnh, cào và máng chuyển đất nhằm giảm bớt sức lao động.

 

Các công cụ phục vụ nông nghiệp do anh Bột sáng chế giảm được 50% chi phí và 70% sức lao động của con người, nhưng cũng đơn giản mọi người có thể làm được. Để chế tạo sản phẩm thứ nhất “bánh lồng vét rãnh”, anh Bột mua một số sắt phế liệu cần dùng, uốn thành vòng tròn đường kính khoảng 0,5m, hàn vào vành sắt 9 miếng thép dày 10 ly ngược chiều, sau đó lắp vào máy cày tay. Chi phí cho sản phẩm này chỉ khoảng 350.000 đồng. Sản phẩm thứ hai là bộ dụng cụ “Cào và máng chuyển đất” cũng dùng chiếc máy cày này, hàn thêm phía sau 1 cái cào 12 răng loại sắt phi 8, dài 30cm, với một tấm tôn dài 0,5m – dày 1 ly, làm nhiệm vụ xới tung đất lên và miếng tôn phía sau giữ và chuyển đất từ nơi này đến nơi khác. Chi phí làm sản phẩm này cũng chỉ 200.000 đồng. Để làm sản phẩm “bép (ống) phun sương tự động”, anh Bột mua 1,5m ống nhựa Bình Minh phi 27 và dùng 1 con ốc mũ dài 5 phân. Anh bít một đầu ống, khoan lỗ bắt ốc mũ thừa đầu,  khi dùng áp lực nước từ mô tơ bơm vào, đầu ốc mũ sẽ xoay tròn tạo ra dòng nước phun sương rộng 3m2. Khi sử dụng bép phun sương nối với ống dẫn nước thì chi phí bình quân khoảng 2,8 triệu đồng/1.000m2 đất, rẻ hơn nhiều so với thiết bị mua ngoài thị trường (15 triệu đồng/1.000m2 đất).

 

Ông Lê Thành Phúc, Chủ tịch Hội nông dân xã Hòa Long cho biết, anh Bột không chỉ tạo ra các hiết bị giảm tối đa sức lao động, làm lợi cho sản xuất và góp phần tăng thu nhập cho gia đình anh mà còn đánh dấu bước phát triển của người nông dân trong tư duy làm ăn, tiếp cận những công nghệ sản xuất mới. “Hội Nông dân xã Hòa Long đang có kế hoạch nhân rộng mô hình sáng tạo trong sản xuất của anh Bột ở những buổi thực nghiệm đầu bờ, đánh giá rút kinh nghiệm trong hoạt động sáng chế giúp nông dân toàn xã phát triển” - ông Phúc nói.