Mới đây, các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Queensland đã ứng dụng công nghệ chấm lượng tử trong việc sản xuất những tấm pin mặt trời, từ đó giúp tạo ra những tấm pin có thể hoạt động trong những điều kiện thời tiết bất lợi như mây mù hay mưa gió.
Pin mặt trời này có thể tạo ra điện năng ngay cả khi được để trong nhà.
Theo lời nhóm nghiên cứu, họ đang trong quá trình hoàn thiện để có thể sớm thương mại hóa sản phẩm này - khi mà nó rẻ hơn, tối ưu hơn trong việc tạo ra điện năng, cũng như có tính ứng dụng cao hơn hẳn những tấm pin mặt trời truyền thống. Như giáo sư Lianzhou Wang, trưởng nhóm nghiên cứu, sản phẩm của họ "cân được cả điều kiện thời tiết ở vương quốc Anh".
"Về cơ bản, những tấm pin mặt trời của chúng tôi có thể tạo ra điện năng ngay cả khi đặt ở trong nhà, hay khi trời nhiều mây hoặc sương mù. Bên cạnh đó, chúng trong suốt và vô cùng mềm dèo, nên có thể được sử dụng trong những chiếc xe ô tô điện thế hệ mới hoặc dán lên cửa sổ của các căn nhà".
Theo giải thích của nhóm nghiên cứu, các chấm lượng tử trong pin mặt trời khi tiếp xúc với ánh sáng sẽ truyền các electron cho nhau, từ đó tạo thành dòng điện. Nhờ vào công nghệ chấm lượng tử, họ đã tạo ra được những tấm pin mặt trời với hiệu năng cao hơn 25% so với kỷ lục của pin mặt trời sản xuất theo phương pháp truyền thống.
"Công nghệ này mang tới tiềm năng ứng dụng rất lớn cho những tấm pin mặt trời của tương lai, và sẽ có thể được áp dụng cho các thiết bị công nghệ đeo theo người".
- Phát thải ròng bằng 0 (Net Zero): Từ cam kết đến hành động (06/02/2023)
- Bất ngờ bắt gặp sinh vật "tàng hình" khiến các chuyên gia bối rối (27/01/2022)
- Máy bay vũ trụ tái sử dụng với sức chở hơn 2.200kg (27/01/2022)
- Những sáng chế độc đáo của "kỹ sư chân đất" (25/03/2021)
- Nhà khoa học Việt sáng chế miếng dán vaccine thay mũi tiêm (02/02/2021)
- Phát minh độc đáo giúp sạc điện thoại di động bằng nước nóng (01/02/2021)
- Đá vĩnh cửu là gì? (23/06/2020)
- Những điều cần biết về vi rút 2019-nCoV (17/02/2020)