Bất ngờ bắt gặp sinh vật "tàng hình" khiến các chuyên gia bối rối
27/01/2022
Thợ lặn Amy Wainman tình cờ bắt gặp một sinh vật biển kỳ dị với cơ thể gần như trong suốt ở ngoài khơi thị trấn Simon của Nam Phi.
Sinh vật trông giống như một "con lươn ma quái" với cơ thể trong suốt.
Những cảnh quay đáng kinh ngạc được Wainman chia sẻ vào hôm 21/1 cho thấy sinh vật trông giống như một con lươn ma quái với cơ thể trong suốt nhưng không có bất kỳ cơ quan nội tạng nào được nhìn thấy. "Tôi chưa từng gặp thứ gì như vậy", Wainman nhấn mạnh. "Khi lần đầu nhìn thấy nó, tôi cứ ngỡ đó là một mảnh nylon hoặc dải ruy băng lơ lửng trong nước. Nhưng khi lại gần, nó bắt đầu bơi. Tôi không biết nó là gì". Sinh vật bí ẩn được Wainman phát hiện ngay gần mặt biển trong lúc khám phá vùng nước nông ngoài khơi thị trấn Simon, gần thủ đô Cape Town của Nam Phi.
Theo Bradley Stevens, Giáo sư khoa học biển đã nghỉ hưu, trước đây công tác tại Đại học Maryland Eastern Shore, sinh vật dường như là một con lươn đang ở cuối giai đoạn ấu trùng.
"Kích thước và vị trí của nó cho thấy sinh vật sắp kết thúc cuộc di cư khỏi bãi đẻ giữa đại dương và sẽ sớm trở thành một con lươn con có hình dạng bình thường", Stevens phóng đoán. Tuy nhiên, Kevin Kocot, Phó giáo sư chuyên về động vật không xương sống tại Đại học Alabama, lại cho rằng đây là một loài hoàn toàn khác thuộc ngành Sứa lược (Ctenophora). "Một số ấu trùng lươn trong suốt, được gọi là Leptocephalus, có hình dạng rất giống. Nhưng nếu bạn nhìn kỹ, Leptocephalus có mắt và miệng rõ ràng ở một đầu, trong khi miệng của con vật này ở giữa cơ thể", Kocot giải thích. "Nó có khả năng là một con sứa lược Cestum veneris".
Nguồn:
Khoa hoc.tv
Số lượt đọc:
869
Về trang trước
Về đầu trang
Các tin khác
- Phát thải ròng bằng 0 (Net Zero): Từ cam kết đến hành động (06/02/2023)
- Máy bay vũ trụ tái sử dụng với sức chở hơn 2.200kg (27/01/2022)
- Những sáng chế độc đáo của "kỹ sư chân đất" (25/03/2021)
- Nhà khoa học Việt sáng chế miếng dán vaccine thay mũi tiêm (02/02/2021)
- Phát minh độc đáo giúp sạc điện thoại di động bằng nước nóng (01/02/2021)
- Đá vĩnh cửu là gì? (23/06/2020)
- Loại pin mặt trời có thể tạo ra điện năng ngay cả khi trời nhiều mây hay có mưa (24/02/2020)
- Những điều cần biết về vi rút 2019-nCoV (17/02/2020)