hotline
Việt Nam ngày mới
Thống kê lượt truy cập
Tổng số lượng truy cập:
473462
Số người online:
2
Website liên kết
Liên hiệp hội BR-VT
Hội khoa học lịch sử vươn lên trong khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
25/04/2023
Trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt khó khăn, hơn 2 năm giản cách xã hội để phòng, chống đại dịch Covid-19, nhưng cán bộ, hội viên Hội Khoa học lịch sử tỉnh đã phấn đấu, thực hiện hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ, đạt và vượt nhiều chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2017-2022 đề ra

1. Công tác tổ chức, hội viên:

Sau Đại hội lần thứ IV thành công, BCH Hội đã xây dựng Quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong Ban Thường vụ, xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội và củng cố 05 phòng, ban chuyên môn trực thuộc Hội. BCH, Ban Thường vụ, các phòng ban tham mưu giúp việc của Hội ngay từ đầu đã xây dựng Quy chế làm việc, xác định đúng chức năng, nhiệm vụ, hoạt động có nề nếp và thường xuyên được bổ sung, kiện toàn đủ số lượng, bảo đảm  chất lượng theo yêu cầu.

Nhiệm kỳ qua, Hội tập trung kiện toàn, củng cố các hội, chi hội trực thuộc, đây là một trong những nhiệm vụ được xác định là trọng tâm. Hội đã chú trọng đến công tác phát triển hội viên theo hướng nâng cao chất lượng, không chạy theo số lượng. 5 năm qua, Hội đã kết nạp 42 hội viên, nâng tổng số toàn Hội lên 557 hội viên, sinh hoạt trong 22 hội và chi hội trực. Hội Sử học Bà Rịa, Long Điền là hai hội có mô hình tổ chức hội chặt chẽ, luôn chú trọng và tích cực công tác phát triển hội viên, đã góp phần làm cho Hội Khoa học lịch sử tỉnh giữ vững về tổ chức cũng như không ngừng nâng cao được chất lượng, hiệu quả hoạt động.

Tổng số hội viên được TW Hội cấp thẻ đến cuối năm 2022 là 452/557 hội viên. Cho dù Văn phòng Hội, các hội, chi hội trực thuộc tích cực làm thủ tục cấp thẻ cho số hội viên  đúng quy định, nhưng 3 năm qua do vướng mắc từ Hội Khoa học lịch sử Việt Nam nên việc cấp thẻ hội viên không kịp thời và chưa đạt chỉ tiêu đề ra.

2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ

             Tham mưu, tư vấn, phản biện khoa học:

Chủ động tham mưu, đề xuất với Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chuỗi sự kiện kỷ niệm 400 năm xứ Mô Xoài xưa (1863-2023). Tư vấn và đóng góp công sức cùng với các địa phương, ban ngành trong tỉnh thực hiện nhiều cuộc hội thảo khoa học và biên soạn nhiều công trình lịch sử như: Lịch sử Đảng bộ Công an thành phố Bà Rịa, thị xã Phú Mỹ, huyện Côn Đảo... Đóng góp nhiều ý kiến tích cực và hiệu quả các đồ án, dự án của tỉnh, của các địa phương trong tỉnh như: Đề án nâng cấp Lễ giỗ nữ anh hùng LLVTND Võ Thị Sáu; Quy hoạch bảo tồn, quản lý di tích trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; Đề án Sưu tầm, khai thác tư liệu phỏng vấn nhân chứng lịch sử; Tiêu chí và danh sách các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh tiêu biểu qua các thời kỳ; Đồ án quy hoạch chi tiết thành phố Vũng Tàu; Giáo trình phần nội dung kiến thức địa phương của các cấp học phổ thông...

Tham gia góp ý trưng bày hiện vật tại Đền thờ nghĩa trang Bà Rịa – Vũng Tàu; Nhà truyền thống địa đạo Long Phước; Bảo tàng tỉnh... Cung cấp kịp thời các thông tin tư liệu với các nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử khi các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh có yêu cầu. Cùng với các ban ngành liên quan tích cực, kịp thời giải quyết các vụ việc diễn ra liên quan đến vấn đề lịch sử trên địa bàn tỉnh.

Là thành viên tham gia phản biện, nghiệm thu nhiều công trình lịch sử của tỉnh như: Lịch sử Đảng bộ, Dân và Quân huyện Đất Đỏ 1930-1920; Lực lượng vũ trang tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, biên niên sự kiện 1945-1975; Lịch sử Đảng bộ Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 1945-1975; Biên niên sự kiện Hội Cựu chiến binh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 1990-2020...

 Hội đã đóng góp có hiệu quả trong việc đặt tên đường và thành lập quỹ dữ liệu khoa học đặt tên đường của tỉnh. Trong nhiệm kỳ, là một thành viên trong Hội đồng Đặt tên đường, Hội đã tư vấn, phản biện, cung cấp nhiều dữ liệu, đề xuất nhiều nội dung có giá trị trong vấn đề đặt tên đường ở các địa phương trong tỉnh. Những ý kiến của Hội được Hội đồng Đặt tên đường và các cơ quan có thẩm quyền đánh giá cao.

           Hoạt động nghiên cứu khoa học:

           Nhiệm kỳ 2017-2023, trong hoàn cảnh phòng chống đại dịch Covid-19, Hội vẫn chủ động thực hiện Hội thảo Khoa học “Thực trạng và giải pháp quản lý, bảo tồn, khai thác di tích lịch sử, văn hóa góp phần phát triển du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu”. Với 43 tham luận khoa học của các nhà nghiên cứu trên phạm vi cả nước tham gia. Hội thảo đã góp phần giúp Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh và các địa phương trong tỉnh nhìn nhận thực chất thực trạng công tác quản lý, bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn và đề xuất nhiều giải pháp có cơ sở lý luận và thực tiễn khai thác nguồn tài nguyên di tích quý giá nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

            Cùng với Ủy ban nhân dân huyện Châu Đức tổ chức thành công Hội thảo Khoa học các trận đánh: "Chòi Đồng, Lòng Chảo Kim Long và phân khu Bà Rịa – Long Khánh – Lịch sử và ý nghĩa”.

            Viết tham luận khoa học, tham gia và góp phần tạo nên sự thành công của nhiều cuộc hội thảo khoa học trong tỉnh tổ chức như: Hội thảo Khoa học ”Truyền thống vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”; ”Các giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên”; ”Công tác tạo nguồn cán bộ lãnh đạo trẻ, lãnh đạo nữ các cấp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”; ”Tiếng nói từ cộng đồng dân tộc Châu Ro và các nhà khoa học”; ”Về di chỉ khảo cổ Vòng thành Đá Trắng”...

            Nhiều thành viên của Hội đã viết hàng trăm bài báo được đăng tải trên các tờ báo, tạp chí ở Trung ương và địa phương; hàng chục bài tham luận khoa học tại các hội thảo khoa học ở các tỉnh thành, các trường đại học, học viện trong nước.

Công tác truyền bá tri thức lịch sử:

Thực hiện nhiệm vụ truyền bá tri thức lịch sử cho các tầng lớp nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh trong nhiệm kỳ qua đã có chuyển biến tích cực, với nhiều cách làm mới đạt hiệu quả cao, như: Cuộc thi tìm hiểu ” Bà Rịa- Vũng Tàu 30 năm xây dựng và phát triển”, Cuộc thi thuyết trình ”Lịch sử tên trường em”, Cuộc thi tìm hiểu ”Quê hương Quảng Nam – Đà Nẵng: xưa và nay” do Hội đồng hương Quảng Nam – Đà Nẵng phát động...

Hội đã phối hợp với các Sở ban ngành liên quan tổ chức thành công Cuộc thi tìm hiểu do Ủy ban nhân dân Tỉnh giao: ”Bà Rịa – Vũng Tàu 30 năm xây dựng và phát triển 1991-2021”. Hội đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo cùng các sở ban ngành khác tổ chức thành công Cuộc thi thuyết trình ”Lịch sử tên trường em”.

Trong 5 năm, các hội và chi hội trực thuộc đã có nhiều hình thức phong phú, đa dạng, hấp dẫn, tạo ra nhiều sân chơi thiết thực, bổ ích giúp các tầng lớp nhân dân hiểu biết, tự hào, tôn vinh và có ý thức giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống, lịch sử dân tộc cũng như truyền thống, lịch sử địa phương.

Công tác biên soạn lịch sử địa phương:

Biên soạn lịch sử địa phương, lịch sử ngành được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hội. Nhiệm kỳ qua, Hội đã chủ động, tích cực thực hiện, phối hợp với các sở ban ngành và địa phương trong tỉnh thực hiện các công trình biên soạn lịch sử địa phương. 5 năm qua Hội đã chủ trì biên soạn và đã xuất bản phát hành 04 công trình: Lịch sử Đối ngoại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 1975-2020; Lịch sử Trường Văn Lương 1955-2020; Lịch sử Đảng bộ xã Suối Nghệ 1955-2018; Lịch sử Đảng bộ xã Nghĩa Thành 1985-2018; đã biên soạn và chuẩn bị xuất bản công trình “Đơn vị và cá nhân Anh hùng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”… Với sự nổ lực cao của Hội và các hội, chi hội trực thuộc, đến nay 100% lịch sử đảng bộ cấp huyện, 75% lịch sử đảng bộ cấp xã, một số sở, ban, ngành trong tỉnh đã hoàn thành biên soạn lịch sử đơn vị mình và đang tiến hành biên soạn, tái bản các công trình lịch sử địa phương đủ điều kiện.

3. Phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 2022 - 2027

            Tận dụng điều kiện thuận lợi, tìm cách vượt qua khó khăn, trong nhiệm kỳ 2022-2027, Hội Khoa học lịch sử tỉnh phấn đấu thực hiện và hoàn thành tốt các nhiệm vụ, chỉ tiêu sau:

 1. Tập trung củng cố các hội và chi hội thành viên, thu hút kết nạp hội viên theo hướng coi trọng chất lượng. Tiếp tục quan tâm gầy dựng và tiến hành thành lập Hội sử học ở những cơ quan, đơn vị khác khi đủ điều kiện.  Phấn đấu trong nhiệm kỳ có 100% hội viên đủ điều kiện được TW Hội Khoa học lịch sử Việt Nam cấp thẻ. Các Hội, chi hội tiếp tục thu hội phí theo quy định để phục vụ cho các hoạt động của hội, chi hội. 100% hội, chi hội tổ chức đại hội nhiệm kỳ đúng Điều lệ Hội quy định. Thường xuyên chú trọng và kịp thời bổ sung BCH hội, chi hội đảm bảo số lượng và tiêu chuẩn.

Định kỳ 6 tháng, Hội tổ chức giao ban một lần (kết hợp họp BCH Hội), địa điểm giao ban được luân phiên ở các hội, chi hội trực thuộc.Trong nhiệm kỳ, ít nhất một lần tổ chức cho đội ngũ cán bộ các hội, chi hội tham quan, trao đổi, học tập kinh nghiệm ở 1-2 hội Khoa học lịch sử tỉnh, thành bạn.

2. Tập trung xây dựng Hội Khoa học lịch sử tỉnh trở thành một tập thể đoàn kết, thống nhất, thật sự là địa chỉ tin cậy, là ngôi nhà chung của những người có chuyên ngành lịch sử và yêu thích lịch sử trong tỉnh. Nhiệm kỳ 2022-2027 ít nhất tổ chức một lần ”Ngày hội Người Bà Rịa - Vũng Tàu yêu thích lịch sử”. Đây là dịp để hội viên trong toàn Hội gặp gỡ, giao lưu, bày tỏ tâm tư nguyện vọng, trao đổi kinh nghiệm, công bố kết quả công trình sử học mới...

3. Tập trung nghiên cứu để làm sáng tỏ những vấn đề lịch sử nhận thức chưa thống nhất, còn có nhiều ý kiến khác nhau trên địa bàn tỉnh. Nhạy bén và nâng cao chất lượng hoạt động tham mưu, tư vấn, phản biện khoa học những vấn đề lịch sử và liên quan đến lịch sử. Tập trung trí tuệ nghiên cứu, phát huy kiến thức chuyên ngành đề xuất giải quyết thấu đáo, có cơ sở khoa học những những vấn đề chưa thống nhất  liên quan đến lĩnh vực lịch sử trên địa bàn tỉnh.

4. Mạnh dạn đề xuất và tổ chức thực hiện các hội thảo khoa học với những vấn đề sử học được các nhà lãnh đạo, quản lý và nhân dân quan tâm. Trong nhiệm kỳ thực hiện 1-2 cuộc hội thảo, tọa đàm khoa học. Tích cực tham gia các hội thảo, tọa đàm khoa học về lịch sử do các ngành, địa phương, học viện, viện nghiên cứu... trong cả nước tổ chức. Tiếp tục nghiên cứu, biên soạn và hoàn thành 1-2 công trình lịch sử bảo đảm thời gian và chất lượng. Chủ động hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ với các hội, chi hội trực thuộc thực hiện biên soạn lịch sử địa phương, lịch sử ngành trên địa bàn tỉnh.

5. Phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, địa phương trong tỉnh, luôn đổi mới, sáng tạo trong công tác truyền bá tri thức lịch sử, giáo dục truyền thống cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, hấp dẫn, góp phần xây dựng lòng tự hào, tự tôn dân tộc, khơi dậy truyền thống, tạo sức mạnh tổng lực xây dựng quê hương giàu đẹp, hiện đại, văn minh. 2 năm một lần mời chuyên gia hàng đầu nói chuyện những vấn đề lịch sử đang được quan tâm cho hội viên và học sinh một số trường học trên địa bàn; 5 năm tổ chức một cuộc thi về vấn đề lịch sử cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Từ năm 2023 trở đi, đóng góp tích cực, tham gia có hiệu quả các sự kiện kỷ niệm 400 năm vùng đất Mô Xoài do tỉnh tổ chức.

6. Tiếp tục tìm, phát hiện tài năng sử học trong các trường phổ thông. Phối hợp với Sở GD&ĐT động viên, tạo điều kiện, nuôi dưỡng những tài năng sử học. Kịp thời giới thiệu những công trình khoa học lịch sử có chất lượng của hội viên, các nhà khoa học trong tỉnh, đề xuất để nhận được sự hỗ trợ từ “Quỹ phát triển Sử học” của Hội Khoa học lịch sử Việt Nam.