hotline
Việt Nam ngày mới
Thống kê lượt truy cập
Tổng số lượng truy cập:
597895
Số người online:
4
Website liên kết
Liên hiệp hội BR-VT
Động cơ học tập của người học và trách nhiệm của người dạy – Thực trạng và giải pháp
17/07/2015
Ngày 17 tháng 7 năm 2015 tại thành phố Vũng Tàu, Hội Khoa học Tâm lý-Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề “Động cơ học tập và trách nhiệm của người dạy- Thực trạng và giải pháp”. Dự Hội thảo, có trên 300 đại biểu là các nhà khoa học tâm lý học, giáo dục học trong cả nước, Hội khoa học Tâm lý- Giáo dục các tỉnh thành phố và các đơn vị trực thuộc trung ương Hội,. 

Ngày 17 tháng 7 năm 2015 tại thành phố Vũng Tàu, Hội Khoa học Tâm lý-Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề “Động cơ học tập và trách nhiệm của người dạy- Thực trạng và giải pháp”. Dự Hội thảo, có trên 300 đại biểu là các nhà khoa học tâm lý học, giáo dục học trong cả nước, Hội khoa học Tâm lý- Giáo dục các tỉnh thành phố và các đơn vị trực thuộc trung ương Hội,. 

 Sau lời khai mạc của PGS.TS. Trần Kiều, Chủ tịch Hội Khoa học tâm Lý-Giáo dục Việt Nam, GS.TS. Nguyễn Ngọc Phú, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội khoa học TL-GD Việt Nam đã chủ trì điều khiển hội thảo. Hội thảo đã nhận được 122 bài  tham luận của các đại biểu khắp các tỉnh thành trong cả nước. Nội dung tập trung vào 5 chủ đề sau:

            1-Những vấn đề lý luận về động cơ nói chung, động cơ học tập nói riêng.

            2-Thực trạng động cơ học tập của học sinh phổ thông (THCS, THPT).

            3-Thực trạng động cơ học tập của sinh viên các trường đại học nói chung, sinh viên, học viên các trường quân đội, công an nhân dân, và các đối tượng khác … nói riêng.

            4-Người thày và vấn đề xây dựng động cơ học tập cho người học.

            5-Vấn đề giáo dục hình thành động cơ học tập cho người học.     

 Mở đầu hội thảo, GS.TSKH., nhà giáo nhân dân Phạm Minh Hạc, Chủ tịch danh dự Hội KHTLGDVN đã trình bày một báo cáo quan trọng mang tên “Động cơ của người học: Hình thành, phát triển, phát huy giá trị bản thân”, trong đó với kinh nghiệm nghiên cứu nhiều năm về phạm trù giá trị, GS. đã quan tâm xem xét vai trò của “giá trị” trong động cơ hoạt động của con người, trong xây dựng, hình thành động cơ học tập cho người học, hướng người học “thành người, làm người. Hội thảo đã nghe 10 báo cáo tham luận của các nhà khoa học và 14 ý kiến tranh luận trực tiếp tại hội trường. Về phương diện lý luậnnhiều đại biểu đã khẳng định  khái niệm phạm trù động cơ, mặc dù đã được nghiên cứu nhiều trong tâm lý học, tuy nhiên vẫn cần nhận rõ “Động cơ là các thúc đẩy gây ra tính tích cực của cơ thể và quyết định phương hướng của tính tích cực đó”.

 Tại hội thảo, đã có những ý kiến phát biểu hướng vào việc đề xuất các giải pháp kích thích động cơ học tập của người học trong điều kiện hiện nay. Điều này liên quan đến trách nhiệm của toàn bộ hệ thống giáo dục, liên quan đến quyết tâm đổi mới chương trình và sách giáo khoa, đến người dạy, đến cơ sở vật chất, các phương tiện kỹ thuật dạy học và điều quan trọng liên quan trực tiếp đến người học. Người học cần phải ý thức được tri thức, sự hiểu biết thực sự của con người, tài nghệ chuyên môn mà mỗi người có được phục vụ tốt nhất cho đất nước và nhân dân mới là giá trị đích thực cho cuộc sống của mỗi người. Chính là người học phải tự xây dựng cho mình động cơ học tập đúng đắn, hứng thú say mê học tập, nghiên cứu để có tri thức phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân.