hotline
Việt Nam ngày mới
Thống kê lượt truy cập
Tổng số lượng truy cập:
686723
Số người online:
88
Website liên kết
Tin tức
Tìm hiểu đặc trưng của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ Thuật Việt Nam
18/02/2020
Theo văn bản quy phạm hiện hành của nhà nước( Nghị định 45/2010), tổ chức hội không bao gồm Mặt trận  tổ quốc và 05 tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên CS HCM, Hội nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội cựu chiến binh cũng như các tổ chức tôn giáo. Các tổ chức này được điều chỉnh bằng luật, pháp lệnh, nghị định riêng.

I. LIÊN HIỆP CÁC HỘI KH&KT TRONG HỆ THỐNG TỔ CHỨC CHỨC HỘI.

            Theo văn bản quy phạm hiện hành của nhà nước( Nghị định 45/2010), tổ chức hội không bao gồm Mặt trận  tổ quốc và 05 tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên CS HCM, Hội nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội cựu chiến binh cũng như các tổ chức tôn giáo. Các tổ chức này được điều chỉnh bằng luật, pháp lệnh, nghị định riêng.

             Theo xác định của Đảng tại Cương lĩnh chính trị năm 1991 và Cương lĩnh bổ sung phát triển năm 2011 cũng như Báo cáo chính trị của BCHTW tại các kỳ đại hội đảng trong thời kỳ đổi mới, thì Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội cựu chiến binh  và các tổ chức hội đều thuộc đoàn thể nhân dân.  Trong đó, Công đoàn, Đoàn thanh niên CS HCM, Hội nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội cựu chiến binh thuộc nhóm Đoàn thể chính trị - xã hội, còn các hội khác thuộc nhóm hội quần chúng. Chỉ thị số 17-CT/TW ngày ngày 28-8-2012 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các hội quần chúng  đã khẳng định lại điều đó.

Các tổ chức hội quần chúng ở nước ta hiện nay có 05 nhóm như sau:

- Tổ chức chính trị - xã hội. Có 3 tổ chức là Liên hiệp các hội KH& KT Việt NamLiên hiệp hội các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội sinh viên Việt Nam.

- Tổ chức chính trị- xã hội- nghề nghiệp. Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật, Hội nhà báo, Hội Luật gia…Số lượng không nhiều.

-Tổ chức xã hội- nghề nghiệp. Đây là nhóm phổ biến nhất, có hàng trăm hội. Đó là các hội chuyên ngành như Hội khoa học kinh tế, Hội khoa học lịch sử, hội kiến trúc sư, Hội khoa học kỹ thuật cầu đường, Hội Y học, Hội đông y…

-Tổ chức xã hội: Tương đối phổ biến, như Hội người cao tuổi, Hội chữ thập đỏ, Hội bảo trợ trẻ em, Hội khuyến học, Hội người mù...

- Tổ chức kinh tế - xã hội. Chủ yếu là các Hiệp hội ngành hàng, Hiệp hội doanh nghiệp, Liên minh hợp tác xã.

II. THỰC TẾ PHÁT TRIỂN CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KH&KT.

Tổ chức hội, hay hội quần chúng, đến nay, đã có trên 300 hội hoạt động trên toàn quốc, hơn 2.000 hội cấp tỉnh và hàng vạn hội cấp huyện, cấp cơ sở, thu hút khoảng 25 triệu hội viên.  Xu hướng  đang tiếp tục càng ngày càng phát triển các tổ chức hội  phong phú, đa dạng trong hầu hết các lĩnh vực dân sự.

            Riêng hệ thống tổ chức của Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam gồm 70 hội ngành toàn quốc và 63 Liên hiệp các hội KH&KT tỉnh, thành phố với trên 1.000 hội chuyên ngành, có hơn 500 đơn vị trực thuộc, thu hút hơn 2 triệu trí thức KHCN tham gia.

            Hiện nay, bình quân mỗi tỉnh có khoảng 40-50 hội quần chúng. Riêng  các tỉnh, thành phố bình quân mỗi Liên hiệp hội thu hút 25-30 hội thành viên với 10-20 vạn hội viên.

            Liên hiệp các hội KH&KT có nhiều hoạt động thiết thực như tập hợp, vận động đội ngũ trí thức,  hoạt động KH&CN, phổ biến kiến thức, hội thi, cuộc thi sáng tạo, tôn vinh, đặc biệt là  tư vấn phản biện được đảng nhà nước và xã hội đánh giá cao.

             Ghi nhận đóng góp của Liên hiệp Hội Việt Nam và các hội thành viên vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nước đã tặng thưởng Huân Chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc Lập hạng Nhất và nhiều huân chương cao quý khác. Nhiều Liên hiệp hội địa phương cũng được nhận bằng khen của UBND tỉnh, thành phố, bằng khen của Thủ tướng chính phủ, một số Liên hiệp hội được nhà nước tặng thưởng huân chương lao động. Liên hiệp hội đã trở thành tổ chức hội có uy tín, vị thế trong hệ thống hội quần chúng.

            III. ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA  LIÊN HIỆP CÁC HỘI KH&KT

            Liên hiệp các hội KH&KT( cùng với Liên hiệp hội các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội sinh viên Việt Nam.)  được đảng xác định là tổ chức chính trị - xã hội. Nhưng địa vị pháp lý  của nhóm này khác với nhóm 5 đoàn thể chính trị xã hội.

            - Nhóm 05 tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội: Công đoàn, Đoàn thanh niên CS HCM, Hội nông dân, Hội liên hiệp  phụ nữ, Hội cựu chiến binh. Tính chất chính trị-xã hội của nhóm này do quy định của Hiến pháp, Luật chuyên ngành, xác định của Đảng, Điều Lệ của tổ chức.

            - Nhóm 03 tổ chức chính trị - xã hội: Liên hiệp các hội KH& KT Việt NamLiên hiệp hội các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội sinh viên Việt Nam. Ba tổ chức nhóm này giống nhau ở chỗ, đều là do Đảng và Điều lệ của tổ chức xác định là tổ chức chính trị - xã hội, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, mà chưa được Hiến pháp và Luật quy định. Thực tế,  ba tổ chức này vẫn do Nghị định 88/2003 và hiện nay là Nghị định 45/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính  phủ về tổ chức, hoạt động và quản lý hội  điều chỉnh. Nhưng ba tổ chức này cũng có điểm khác nhau. Đó là, Liên hiệp các hội KH&KT là tổ chức của giới trí thức KH&CN(bộ phận cấu thành  nền tảng liên minh chính trị với giai cấp công nhân và giai cấp nông dân của nước ta), còn Liên hiệp hội các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội sinh viên Việt Nam là tổ chức của một bộ phận xã hội; Liên hiệp các hội KH&KT có nhiều hoạt động chuyên môn hơn hai tổ chức còn lại.

            - Như vậy, tuy cùng là tổ chức chính trị - xã hội, nhưng 5  tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên CS HCM, Hội nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội cựu chiến binh thuộc nhóm đoàn thể chính trị - xã hội. Còn Liên hiệp các hội KH&KT( cũng như Liên hiệp hội các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội sinh viên Việt Nam) vẫn thuộc nhóm hội quần chúng.

            IV. ĐẶC TRƯNG CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KH&KT

TT

Nội dung

Công đoàn, Đoàn thanh niên, hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh

Liên hiệp các hội KH&KT

 

Các tổ chức hội khác

1

Tính chất tổ chức

- Chính trị -xã hội.

- Do Hiến pháp và Luật quy định, Điều lệ của tổ chức mặc định

 

- Chính trị -xã hội.

- Do Đảng xác định, Điều lệ mặc định, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền  phê duyệt.

- Chính trị -xã hội- nghề nghiệp; xã hội nghề nghiệp; xã hội; kinh tế-xã hội ( tùy từng hội)

- Do Điều lệ  mặc định, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2

Nhóm tổ chức

Đoàn thể chính trị -xã hội

Hội quần chúng

Hội quần chúng

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

Vị thế  chính trị.

-  Gắn với giai cấp, tầng lớp nhân dân.

- Có bề dày lịch sử, gắn với lịch sử cách mạng đương đại Việt Nam, có vị trí sâu rộng, vững chắc trong đời sống chính trị xã hội nước ta.

- Có đảng đoàn

- Đa số tổ chức được cơ cấu vào cấp ủy, đại biểu QH, HĐND

- Thành viên của Mặt trận tổ quốc

- Gắn với tầng lớp trí thức. KHCN, bộ phận cấu thành nền tảng liên minh chính trị với giai cấp công nhân, giai cấp nông dân

- Mới phát triển trong thời kỳ đổi mới. LHHVN có vị thế trong đời sống chính trị xã hội ở cấp toàn quốc, còn ở cấp địa phương hạn chế hơn nhóm đoàn thể chính trị -xã hội.

- Có đảng đoàn ở cấp toàn quốc, còn cấp tỉnh nơi có, nơi không.

- Hầu như không được cơ cấu vào cấp ủy, đại biểu QH, HĐND

- Thành viên của Mặt trận tổ quốc

 

 

 - Gắn với các tầng lớp nhân dân.

- Phát triển sớm hơn Liên hiệp hội, nhưng phát triển mạnh chủ yếu  là trong thời kỳ đổi mới.

- Phần lớn không có đảng đoàn

- Hầu như không được cơ cấu vào cấp ủy, đại biểu QH, HĐND

- Chỉ một số hội tham gia thành viên của Mặt trận tổ quốc

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

Hệ thống tổ chức

 

 

 

-Bốn cấp:  TW, tỉnh, huyện, cơ sở. 

- Đồng nhất về tính chất, phân biệt cấp trên, cấp dưới. Không có các hội thành viên.

- Đã ổn định

- Hai cấp: TW, tỉnh thành phố.

- Liên hiệp nhiều hội thành viên, không đồng nhất về tính chất. (Liên hiệp các hội KH&KT tỉnh, thành phố là tổ chức chính trị-xã hội. Các hội thành viên chuyên ngành cấp toàn quốc và cấp tỉnh là tổ chức xã hội nghề nghiệp...)

- Tiếp tục phát triển các hội thành viên chuyên ngành.

 

 

 

- Hai cấp( Trung ương và  tỉnh) hoặc 4 cấp tùy từng hội

- Đồng nhất về tính chất.

- Tiếp tục phát triển các hội chuyên ngành và hội thành viên trong hệ thống.

 

 

 

6

 

 

 

Điều lệ

 

 

Thống nhất trong hệ thống từng tổ chức

Bắt đầu từ đại hội VII (2015) LHH các tỉnh, thành phố. mới thống nhất thực hiện theo Điều lệ LHHVN. Còn các hội thành viên chuyên ngành vẫn thực hiện điều lệ riêng.

 

- Cơ bản thống nhất trong hệ thống từng hội. Có một số hội  cấp dưới  vừa thực hiện điều lệ hội ngành, vừa có điều lệ riêng.

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

Bộ máy

- Thống nhất mô hình tổ chức.

- Cán bộ, chuyên viên, nhân viên  hoàn toàn đương chức, chuyên trách,  trong biên chế .

- BCH hội cấp trên chuẩn y nhân sự bầu cử  của hội cấp dưới.

- Nhiều mô hình tổ chức.

 - Cán bộ hoàn toàn đương chức hoặc nghỉ hưu, chuyên trách hoặc kiêm nhiệm, hoặc nửa nọ nửa kia.

-  Hội đồng TW Liên hiệp hội VN không chuẩn y BCH các hội thành viên.

- Nhiều mô hình tổ chức.

- Cán bộ kiêm nhiệm là chính, hoặc cán bộ chuyên trách ngoài biên chế.

- Việc BCH Hội cấp trên chuẩn y BCH hội cấp dưới là tùy từng hội.

 

 

7

 

 

Biên chế

 

- Công chức, số lượng đông, cơ bản thống nhất theo nhóm tỉnh.

 

 

-Viên chức, số lượng ít.( mức độ rất khác nhau giữa các tỉnh)

 

- Hầu hết không có biên chế

- Một số hội đặc thù mới có biên chế, số lượng ít.

 

 

8

 

 

Cơ chế chính sách

- Theo quy định chung của đảng và nhà nước, cơ bản ổn định.

-  Được hưởng như  khối đảng.

-  Theo quy định riêng cho hội đặc thù, chưa ổn định.

- Được hưởng như khối đơn vị sự nghiệp công lập

- Theo quy định riêng cho hội đặc thù, chưa ổn định

- Hội đặc thù được hưởng như khối đơn vị sự nghiệp công lập

 

 

9

 

 

Chế độ tài chính

 

-Ngân sách cấp cho tất cả các đoàn thể các cấp

-Tự chủ

 

 

-Ngân sách hỗ trợ.

-Không tự chủ

- Ngân sách hỗ trợ cho các hội đặc thù. (Không tự chủ.)

- Các hội khác, tùy từng hội  được ngân sách hỗ trợ với mức độ  hạn chế.

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

Hoạt động

-Vận động, tập hợp  quần chúng thông qua phong trào xã hội, bảo vệ lợi ích của hội viên, đoàn viên.

-Chức năng nhiệm vụ và hoạt động thực tế cơ bản giống nhau.

-Vận động, tập hợp  trí thức thông qua hoạt động chuyên môn là chính( TVPB, Ngjhiên cứu KH, Phổ biến kiến thức, Hội thi, Giải thưởng, Tôn vinh...)

- Chức năng nhiệm vụ của LHH giống nhau, nhưng hoạt động thực tế tùy theo năng lực  từng nơi.

-Vận động, tập hợp hội viên  thông qua hoạt động chuyên môn theo chức năng nhiệm vụ từng hội.

- Chức năng nhiệm vụ của hội chuyên ngành cấp tỉnh  giống nhau, nhưng hoạt động thực tế tùy theo năng lực  từng nơi.

 

            V. BÀN LUẬN.

            1. Liên hiệp các hội KH&KT( cùng  Liên hiệp hội các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội sinh viên Việt Nam)  và 5 tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên CS HCM, Hội nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội cựu chiến binh  đều là tổ chức chính trị -xã hội. Nhưng 5 tổ chức thuộc đoàn thể chính trị -xã hội, còn Liên hiệp các hội KH&KT( cùng 02 tổ chức còn lại) thuộc nhóm hội quần chúng. Địa vị pháp lý  cũng như hệ thống tổ chức của nhóm  đoàn thể  chính trị - xã hội  vững hơn  nhóm hội quần chúng. Vị thế chính trị  cũng vậy, nhất là ở cấp địa phương. Còn về hoạt động thì Liên hiệp các hội KH&KT có nhiều hoạt động chuyên môn hơn, còn các tổ chức khác, chủ yếu là hoạt động phong trào. Liên hiệp hội là tổ chức hội có uy tín, vị thế trong hệ thống hội quần chúng  cả ở cấp trung ương và cấp địa phương.

            2. Liên hiệp các hội KH&KT là tổ chức của giới trí thức KH&CN, bộ phận cấu thành của nền tảng liên minh chính trị với giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, được Đảng xác định là chính trị - xã hội. Nhiều năm nay  Liên hiệp hội vẫn tâm huyết và kỳ vọng  được chuyển  ra khỏi  Nghị định 45/2010 của Chính phủ về hội để vào nhóm đoàn thể chính trị -xã hội. Nhưng  việc giải quyết vấn đề không đơn giản, đến nay vẫn đang bỏ ngõ.  

            Hiến pháp ( 2013) vẫn chỉ xác định Mặt trận  tổ quốc, Công đoàn, Đoàn thanh niên CS HCM, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội liên hiệp phụ nữ  là tổ chức chính trị - xã hội. Dự thảo luật về hội ( đã trình quốc hội năm 2015, đang được hoàn thiện,,có khả năng sẽ được  thông qua trong năm nay), vẫn chỉ xác định 5 đoàn thể và tổ chức tôn giáo là không thuộc diện điểu chỉnh của luật, có nghĩa Liên hiệp các hội KH&KT cũng như các hội khác vẫn thuộc nhóm hội quần chúng, chịu sự điểu chỉnh chung của Luật.

            Thực tế, đội ngũ trí thức gồm hai khối, khối KH&CN và khối văn nghệ sỹ. Nếu trí thức khối KH&CN thuộc tổ chức chính trị -xã hội, còn trí thức khối văn nghệ sỹ lại thuộc tổ chức chính trị -xã hội- nghề nghiệp thì cũng bất cập. Nhưng  giới văn nghệ sỹ có nguyện vọng chuyển sang tổ chức chính trị - xã hội hay không, lại cũng là vấn đề.

            Một vấn đề khác, tổ chức Liên hiệp hội không đồng nhất về tính chất.  Liên hiệp hội VN  không có hội viên, mà là các hội thành viên;  hội  thành viên chuyên ngành lại là tổ chức xã hội - nghề nghiệp, từng hội có điều lệ hoạt động riêng. Theo quyết định 1795/2015 của Thủ tướng chính phủ, chỉ có hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh, thành phố là tổ chức chính trị -xã hội, từ năm 2015 mới thực hiện theo điều lệ chung của Liên hiệp hội VN. Hội thành viên của Liên hiệp hội địa phương rất đa dạng, gồm tổ chức xã hội -nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế-xã hội, từng hội lại có điều lệ riêng, hoặc thực hiện theo điều lệ của Hội ngành toàn quốc.

            3. Theo quy định và chính sách hiện hành của nhà nước, Liên hiệp các hội KH&KT hiện đang thuộc nhóm hội đặc thù( gồm 28 hội  cấp toàn quốc).  Thực chất,  Liên hiệp các hội KH&KT khác với tuyệt đại đa số các hội đặc thù khác ở chỗ, nó là tổ chức chính trị -xã hội( còn các hội khác là tổ chức xã hội, chính trị -xã hội -nghề nghiệp,  kinh tế xã hội...) . Liên hiệp hội cũng khác với các đoàn thể chính trị -xã hội ở chỗ, dù có được chuyển sang  cùng khối thì nó cũng không hoàn toàn giống các đoàn thể chính trị - xã hội về hệ thống tổ chức, bộ máy, biên chế và hoạt động. Nếu bộ máy và biên chế của Liên hiệp hội hoàn toàn được công chức hóa thì có thể thống nhất, ổn định và khuyến khích  hơn trong cả nước. Nhưng có thể nó sẽ mất đi ít nhiều tính năng động và hoạt động tư vấn phản biện  có thể cũng sẽ bị hạn chế hơn.

            Với tính chất là tổ chức chính trị - xã hội đặc thù, thì Đảng và Nhà nước cũng cần có cơ chế chính sách thật đặc thù theo hướng khuyến khích, tạo điều kiện hơn,  đồng bộ  và  thống nhất hơn. Như vậy,  Liên hiệp hội vẫn có thể phát huy tốt hơn  vị thế, uy tín trong giới trí thức KH&CN  và xã hội ./