Về phía khách mời dự trực tuyến, có GS.TS Nguyễn Ngọc Phú, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký TW Hội KHTLGDVN; TS Huỳnh Công Minh, Phó Chủ tịch Hội KHTLGDVN; PGS.TS Đinh Phương Duy, Chủ tịch Hội KHTLGD TP Hồ Chí Minh.
Về khách mời dự trực tiếp tại Hội trường Trường CĐSPtỉnh có ông Nguyễn Kế Toại Phó chủ tịch UBMTTQVN tỉnh; Ông Lê Văn Minh, Phó Trưởng Ban Tuyên Giáo Tỉnh ủy; cùng đại diện các sở ngành, hội hữu quan, các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, các nhà khoa học; 50 cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên, giáo viên trong tỉnh viết bài cho hội thảo; các ông bà trong Ban chấp hành tỉnh hội, Chi hội trưởng Chi hội Khoa học Tâm lý- Giáo dục; Lãnh đạo Sở và các phòng chuyên môn Sở Giáo dục và Đào tạo; Lãnh đạo Trường và các phòng khoa chuyên môn Trường CĐSP;
Về các điểm cầu trong tỉnh: các thầy cô đến từ các Phòng GD&ĐT, các Trường THPT, Trung tâm GDTX và trường CĐSP tỉnh dự trực tuyến tại hơn 300 điểm cầu.
Sau lời chào mừng và khai mạc Hội thảo của ông Nguyễn Ngọc Nguyện, Chủ tịch Hội; Ông Nguyễn Văn Ba, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo phát biểu đề dẫn; ông Hồ Cảnh Hạnh, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Sư phạm điều hành báo cáo tham luận và thảo luận.
Có 10 báo cáo phát biểu và tham luận tại hội thảo.
Đó là báo cáo của TS. Lương Minh Chung, Trường Cao đẳng Dầu khí về “Công tác giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh trong bối cảnh hiện nay”. Bài tham luận đề cập đến những nội dung về giáo dục hướng nghiệp ở một số nước và ở Việt Nam hiện nay cùng thực trạng công tác giáo dục hướng nghiệp và phân luồng cho học sinh phổ thông, từ đó tác giả đề xuất những giải pháp giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh trong bối cảnh hiện nay.
Báo cáo của ThS. Lê Phước Triều, Trường Cao đẳng Kỹ thuật- Công nghệ tỉnh về “Giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học”. Bài tham luận đã phân tích những nguyên nhân và thực trạng trong công tác dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh hiện nay, trong đó có những nguyên nhân khách quan và chủ quan, đồng thời tác giả cũng đưa ra những giải pháp cho công tác dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh hiện nay như thay đổi nhận thức của cộng đồng, xã hội, của mọi người dân, của chính bản thân học sinh và phụ huynh học sinh về nghề nghiệp và GDNN; kết hợp giữa các giải pháp chính sách, giải pháp can thiệp và điều tiết của Nhà nước, cùng với các giải pháp của các cơ sở giáo dục, đào tạo và cơ sở sử dụng nhân lực sau đào tạo; để thực hiện thành công phân luồng học sinh sau THCS đòi hỏi sự nỗ lực không chỉ của ngành GD&ĐT, ngành LĐ- TB&XH, mà của tất cả các cấp, các ngành, các địa phương và của toàn xã hội.
Báo cáo của ThS. Nguyễn Thị Sông Thương, Trường THCS Nguyễn An Ninh, Vũng Tàu “Trường THCS Nguyễn An Ninh với hoạt động tư vấn hướng nghiệp học sinh phổ thông trong bối cảnh chuyển đổi số”. Với bài tham luận này, tác giả đã phân tích những ưu điểm và khó khăn và thực trạng công tác giáo dục hướng nghiệp. Đặc biệt tác giả đã giới thiệu các hoạt động hướng nghiệp mà nhà trường đã áp dụng trong thời gian qua với những kết quả rất tích cực cho học sinh, đó là các chương trình tư vấn hướng nghiệp mà khách mời là các em cựu học sinh đã và đang học ở các trường Đại học trong nước và nước ngoài cũng như các bậc phụ huynh là những người thành công và có tầm ảnh hưởng, qua đó là những chia sẻ, trải nhiệm và góp phần định hướng nghề nghiệp cho các em học sinh.
Bài của ThS. Trần Thu Hiền, giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh “Sử dụng trắc nghiệm sở thích trong tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THCS”. Bài tham luận đã giới thiệu về việc áp dụng lý thuyết mật mã John Holland (Holland codes) và bộ trắc nghiệm sở thích của John Holland vào tư vần hướng nghiệp cho học sinh. Đây là công cụ rất hiệu quả, đặc biệt là đối với học sinh cuối cấp vì khi học sinh biết được bản thân phù hợp với nhóm sở thích và khả năng nghề nghiệp nào thì các em sẽ lựa chọn Ban học, hướng học phù hợp ở bậc học sau hoặc có thể đối chiếu kiến thức đó với các ngành nghề tương ứng được đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề.
Bài của cô Lê Trần Mộng Thành, Trường THCS Phạm Hữu Chí, Long Điền “Sử dụng Công nghệ thông tin trong việc hướng nghiệp cho học sinh phổ thông hiện nay”. Bài tham luận đề cập đến thực trạng về công tác hướng nghiệp, phân luồng cho học sinh THCS như: những sai lầm của cha mẹ khi hướng nghiệp cho cho, những suy nghĩ về giáo dục hướng nghiệp của học sinh THCS, công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh tại trường. Từ thực trạng đó tác giả đưa ra những giải pháp như giáo dục hướng nghiệp thông qua game online; tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa; giáo dục hướng nghiệp THCS thông qua sách; tăng cường tư vấn hướng nghiệp học sinh sau tốt nghiệp THCS bằng hình thức trực tuyến và trực tiếp.
Phát biểu của GS.TS. Nguyễn Ngọc Phú, Phó chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý- Giáo dục Việt Nam về “ chuyển đổi số trong giáo dục và những vấn đề đặt ra cho tư vấn tâm lý học sinh trong trường phổ thông hiện nay”. Ông đã đánh giá cao Hội thảo khoa học do Hội Khoa học Tâm lý- Giáo dục tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo củng Trường Cao Đẳng Sư pham Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàutổ chức với cách thức tổ chức khoa học, thiết thực, các bài tham luận sâu sắc, mang tính khao học và thực tiễn cao; đồng thời trình bày một số cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển đổi số trong giáo dục.
Bài của cô Vũ Thị Thanh, Trường THPT Bà Rịa về “Tăng cường giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng cho học sinh THPT”. Bài viết đã đánh giá nguyên nhân thực trạng việc chọn sai nghề cũng nhưng việc định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT hiện nay, từ đó tác giả đưa ra những giải pháp và đề xuất cụ thể từ phía gia đình, nhà trường và xã hội đối với việc định hướng nghề nghiệp cho con em mình.
Bài của TS. Mai Trương Huy, Trường THPT Phú Mỹ về “Những đề xuất trong đổi mới giáo dục hướng nghiệp và tư vấn nghề nghiệp cho học sinh THPT hiện nay”. Bài tham luận đã đưa ra các đề xuất về đổi mới giáo dục hướng nghiệp và tư vấn nghề nghiệp cùng một số khó khăn đối với các trường THPT hiện nay về giáo dục hướng nghiệp và tư vấn nghề nghiệp, như: giáo dục hướng nghiệp và tư vấn nghề nghiệp phải được thực hiện nhất quán, nếu không học sinh dễ xác định sai mục tiêu nghề nghiệp, hoặc thay đổi mục tiêu nghề nghiệp không dựa trên năng lực bản thân. Hậu quả là sẽ gây lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc cho cả nhà trường và gia đình. Quá trình tư vấn nghề nghiệp cần phải xuyên suốt quá trình học sinh học tập tại trường, thông qua các hoạt động mang tính trắc nghiệm để hình thành bộ hồ sơ nghề nghiệp, các buổi nói chuyện chuyên đề, các buổi tiếp xúc với các nhà tuyển dụng, các ngày hội nghề nghiệp…Công tác tư vấn nghề nghiệp rất cần việc tổ chức những cuộc giao lưu với cựu học sinh, những chia sẻ và trải nghiệm của người đi trước là tấm gương để học sinh phấn đấu, rèn luyện để thích ứng và điều chỉnh hướng đi cho phù hợp hơn.
Bài của cô Nguyễn Thu Hà,Trường THPT Nguyễn Huệ, Vũng Tàu về “Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo gắn với hoạt động hướng nghiệp, phân luồng học sinh phổ thông trong Trường THPT Nguyễn Huệ”. Bài tham luận đề xuất giải pháp nâng cao nhận thức của học sinh và phụ huynh; nâng cao chất lượng giáo dục gắn với hướng nghiệp; sự quan tâm của toàn xã hội…
Bài của cô Trần Thị Mỹ Thắm, Trường THCS Lê Quang Cường, Bà Rịa về ”Quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THCS”. Bài tham luận đã xác định việc nhận thức về vai trò và mục tiêu của hướng nghiệp trong giáo dục và giáo dục hướng nghiệp trong chương trình giáo dục 2018. Bài viết chỉ ra nội dung và hình thức của giáo dục hướng nghiệp, đặc biệt là công tác quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp.
Sau đó các đại biểu tham dự hội thảo đã trao đổi, thảo luận, tranh luận cùng các tác giả đã trình bày báo cáo. Xin nêu một số câu hỏi tiêu biểu:
- Trong bối cảnh hiện nay, có ý kiến cho rằng phân luồng học sinh sau THCS đi học nghề, trở ngại lớn nhất là từ phía phụ huynh học sinh”. Chúng ta cần làm gì để giải quyết vấn đề này?
- Trong bài viết của tác giả có đề cập đến thói quen suy nghĩ về mặt tâm lý “vinh thân phì gia” (thân sang nhà sung túc) của một bộ phận gia đình trong xã hội hiện nay, ngoài một số giải pháp đã được đưa trong bài viết như phải có những chính sách của Đảng và nhà nước nhằm định hướng hệ giá trị, thể chế cho hướng học nghề, mong tác giả đề cập thêm những giải pháp khác và giải thích cụ thể cụ thể, rõ ràng hơn nữa nhằm khắc phục tâm lý này?
- Có một thực trạng hiện nay là một số học sinh lớp 9 ở các trường THCS có học lực rất hạn chế, nếu để các em học sinh này học lên THPT thì rất khó khăn cho các em và vất vả cho gia đìnhm không hiệu quả với nhà trường. Với kinh nghiệm từ phía nhà trường và một nhà quản lý, tác giả có giải pháp gì để tư vấn cho các em học sinh này có thể chuyển sang học học ở Trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc học nghề?
- Hiện nay tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang có số lượng lao động chênh lệch cung cầu với tỉ lệ là: 01 Đại học, 0,5 Cao đẳng, 0,8 Trung cấp, 0,7 Sơ cấp. Vậy tỉnh ta đã có những chính sách như thế nào để giảm sự chênh lệch này?
- Những khó khăn trong công tác hướng nghiệp cho học sinh như: trên địa bàn tỉnh đã có một số trường dạy nghề nhưng khi ra trường người học vẫn gặp khó khăn trong việc tìm kiế việc làm; giáo viên chưa được đào tạo chuyên sâu trong công tác hướng nghiệp; ngành nghề đào tạo chưa phong phú. Đề xuất cách giải quyết những hạn chế
Ông Nguyễn Thanh Giang, Phó chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý-Giáo dục tỉnh thay mặt Đoàn Chủ tọa phát biểu tổng kết Hội thảo, đánh giá cao tinh thần làm việc của các bên đồng chủ trỉ hội thảo và các bài tham luận với những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn cao, đặc biệt là việc đánh giá thực trạng cũng như đề xuất các giải pháp trong việc phân luồng, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Các bài tham luận đã chỉ ra được những bài học thực tế từ đó áp dụng vào việc giáo dục đào tạo tại các đơn vị. Ông Nguyễn Thanh Giang đã ghi nhận những khó khăn mà các nhà trường, những người làm công tác giáo dục đang phải đối mặt trong công tác phân luồng, định hướng nghề nghiệp cho học sinh, từ đó có thể để xuất sự quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện từ phía các cấp lãnh đạo tỉnh, các ban ngành liên quan và địa phương.
- Phiếu đăng ký Cuộc thi 2022 (27/06/2022)
- Liên hiệp hội Vũng Tàu: Triển khai Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng năm 2022 (28/02/2022)
- Hội khoa học tâm lý- giáo dục tỉnh bà rịa- vũng tàu tổ chức hội nghị ban chấp hành tỉnh hội ( mở rộng) (18/02/2022)
- Gương sáng trên mặt trận phòng, chống dịch COVID-19 (03/11/2021)
- Đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng toàn bộ nền kinh tế (21/07/2021)
- Chính phủ đồng ý 19 tỉnh thành áp dụng các biện pháp cao hơn Chỉ thị 16 (21/07/2021)
- Họp mặt tri thức tỉnh BR-VT 2021 (22/04/2021)
- Những hạt giống sáng tạo nảy mầm trong ngày dịch (13/08/2020)